Phong thủy Bếp trong kiến trúc nhà ở

Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp là trái tim của cả căn nhà, vì vậy gia chủ cần phải quan tâm, lưu ý đến một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến bố cục phong thủy nhà bếp cũng như khí vận của căn nhà.
Các chuyên gia phong thủy nhà ở cho rằng, nhà bếp theo quan niệm Ngũ hành thuộc Hỏa. Có một số người làm cho Hỏa khí nhà bếp vượng lên bằng ngũ hành Mộc, tức là đặt các vật dụng trang trí như cây cối, tranh ảnh,… Tuy nhiên, điều này lại vô tình làm làm tăng ngũ hành Hỏa lên quá mức khiến những xung đột, sứt mẻ tình cảm trong gia đình lại dễ dàng xảy ra hơn. Vì vậy cần phải hiểu rõ những quan niệm về ngũ hành, phong thủy để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra trong tương lai.

Hướng đặt nhà bếp theo phong thủy nhà ở

Theo một số quan niệm phong thủy xưa thì nhà bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung, hướng cát”, tức là nhà bếp nên đặt trên vị trí “hung” nhưng hướng nhà bếp, tính từ cửa bếp phải là hướng “cát” để có thể đàn áp và bù trừ cho nhau, gặp dữ hóa lành.

Hòa khí từ nhà bếp có thể áp chế những luồng khí không tốt đến từ bên ngoài đồng thời cũng có tác dụng điều hòa những luồng khí tốt nhằm cải thiện khí vận toàn căn nhà một cách hiệu quả. Theo thuyết phong thủy nhà ở, Hỏa khí có thể xua tan mọi thứ xấu xa và chỉ để lại những điều tốt đẹp.

                                          Nếu có thể, nhà bếp nên được thiết kế trong một không gian riêng

Trong 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, nhà bếp thường được đặt ở hướng Đông, là hướng tốt nhất theo phong thủy nhà ở.

  • Đặt nhà bếp hướng Đông

Hướng Đông là hướng tốt nhất để đặt nhà bếp theo phong thủy nhà ở. Đây là hướng đại cát, đại lợi vì thế gia chủ không cần làm thêm một điều gì nữa mà chỉ cần để thuận theo tự nhiên.

Hạn chế đặt các vật dụng trang trí, cũng như cây cảnh vì điều này sẽ làm ngăn chặn những luồng khí tốt di chuyển vào trong nhà bếp, tạo nên những bất lợi cho người trong gia đình.

  • Đặt nhà bếp ở hướng Tây

Theo phong thủy nhà ở, hướng Tây thuộc ngũ hành Kim, vì thế sẽ xung khắc với nhà bếp thuộc ngũ hành Hỏa. Ngoài ra hướng Tây còn là hướng mặt trời lặn vì vậy mỗi khi đến buổi chiều, ảnh hướng gay gắt sẽ chiếu vào căn bếp của bạn khiến nhà bếp trở thành “một cái lò lửa” theo đúng nghĩa đen lẫn trong phong thủy. Hỏa khí quá nhiều sẽ dẫn đến sự rối loạn trong việc điều chỉnh cân bằng của ngũ hành và các dòng khí, khiến gia đình sẽ xảy ra xung đột.

Ánh sáng mặt trời lặn hướng Tây chiếu thẳng vào nhà bếp tạo thành thế “xuyên tâm sát”, một thế cực độc trong phong thủy. Không chỉ làm không khí trở nên oi bức và còn có thể làm đồ ăn nhanh bị hư hại.

Cách hóa giải: 

Để có thể làm giảm hỏa khí, gia chủ nên đặt một vài chậu hoa thủy tiên hoặc các loại tường che để hạn chế ánh nắng “chiều” từ bên ngoài vào.

Hoặc có thể chọn một vị trí đặt bếp khác tối ưu hơn vì hướng Tây là một hướng phong thủy rất không tốt nếu đặt nhà bếp.

  • Đặt nhà bếp hướng Nam

Theo phong Thủy nhà ở, hướng Nam thuộc ngũ hành Hỏa, khi đặt nhà bếp hướng Nam thì Hỏa khí sẽ bị cộng dồn khiến không khí trở nên rất nóng, điều này không hề mang đến lợi ích cho khí vận của gia chủ. Khi đó vận khí của gia chủ sẽ rơi vào thế “lưỡng hỏa hỏa kiệt”, khi có hai “tinh anh” vô cùng mạnh trong nhà khiến các ngũ hành, dòng khí khác bị lu mờ và bị tan biến. Khi chỉ còn ngũ hành hỏa thì những bất lợi trong tài lộc, sức khỏe sẽ dần kéo đến. Đó là sự mất cân bằng.

Cách hóa giải:

Theo phong thủy nhà ở, để hóa giải tình trạng Hỏa vượng khi đặt bếp ở hướng Nam, gia chủ nên trồng các loại cây có tán lá to bên ngoài cửa sổ nhà bếp để chúng che đi ánh sáng hoặc nắng nóng chiếu đến từ phía Nam. Đồng thời, những tán cây lớn còn có tác dụng lưu trữ tài lộc cho gia chủ.

  • Đặt nhà bếp hướng Bắc

Có một số người cho rằng hướng Bắc là hướng của Thủy, sự mát lạnh của Thủy sẽ làm giảm Hỏa khí từ nhà bếp lan ra. Tuy nhiên đây lại là một quan niệm cực sai lầm trong phong thủy nhà ở. Sự xung khắc giữa Hỏa và Thủy sẽ không làm giảm đi mà còn tạo ra sự xung đột lớn hơn, chính điều này tạo nên một dòng khí vận không hài hòa, ảnh hưởng đến gia chủ.

Cách hóa giải:

Nếu gặp phải nhà bếp đặt ở hướng Bắc, gia chủ giải quyết bằng cách “nâng bên này giảm bên kia”, tức là làm tăng hỏa khí nhằm giảm bớt sự lạnh giá của thủy. Đặt thêm các chậu cây cảnh màu hồng, cam trên các tủ bếp hoặc trên bàn ăn,…

Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho phòng bếp.

Các vật dụng trong phòng bếp nên chọn những màu ấm áp, không nên chọn các màu quá nóng như màu đỏ.

Vị trí đặt nhà bếp theo phong thủy

Thông thường khi thiết kế, gia chủ thường dựa trên những phương án sao cho diện tích và cơ năng hoạt động của căn nhà ở mức cao nhất. Tuy nhiên chính điều này lại vô tình đụng đến một số vấn đề liên quan tới phong thủy.

  • Nhà bếp đặt ở vị trí trung tâm

Theo quan niệm của phong thủy, hai vị trí Trung Cung hoặc Thượng Tâm của ngôi nhà là hai vị trí cực kỳ quan trọng trong bố cục phong thủy của căn nhà. Trung Cung là một cung bị động, cần có được sự ổn định và bình an của các luồng khí. Việc đặt nhà bếp ở vị trí này khiến cho các dòng khi bị xáo trộn bởi hỏa khí, tạo nên những khó khăn triền miên cho gia chủ, đồng thời khiến sức khỏe yếu dần đi theo thời gian.
                                                         Nhà bếp đặt ở vị trí trung tâm thường sai phong thủy

Hơn nữa hai vị trí Trung Cung và Thượng Tâm cũng là nơi các dòng khí lưu chuyển qua lại với tần suất cao, vì vậy nên là nơi đặt phòng khách, nơi mà gia chủ cùng các thành viên trong gia đình lưu lại với thời gian nhiều nhất.

Hãy luôn nhớ một điều, nhà bếp không bao giờ “nên” đặt tại vị trí trung tâm.

Nếu gia chủ có điều kiện cùng diện tích nhà cho phép thì một căn bếp nên để sâu về phía sau có tầm nhìn ra ban công hoặc các không gian phía sau. Một mặt tạo nên không gian thoáng đãng, mặt khác đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

  • Nhà bếp đặt đối diện nhà vệ sinh

Bình thường, bếp là nơi nấu nướng cho cả gia đình, liên quan tới thức ăn vì vậy không gian ở đây phải sạch sẽ, vệ sinh nếu không bệnh tật sẽ đi vào cơ thể.

Theo phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh là nơi chứa các dòng khí không tốt, từ khí độc đến khí có mùi, biểu tượng của điềm xấu. Vì vậy để nhà bếp gần nhà vệ sinh là điều tối kỵ mà bất kỳ gia chủ nào cũng phải để ý và tránh.

  • Đặt nhà bếp đối diện phòng ngủ

Không nói đến vấn đề phong thủy thì nhà bếp thường là nơi nấu nướng nên thường rất nóng bức, sẽ không có lợi cho sức khỏe. Khi nấu nướng, các loại khí độc như khói, dầu mỡ rất dễ dàng bay vào phòng ngủ và ở lại đó không tiêu tán, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Theo phong thủy, phòng ngủ thường là nơi chứa đựng những luồng khí tốt có nhiệm vụ điều dưỡng sức khỏe mỗi khi chìm vào giấc ngủ. Vì vậy những thứ không tốt từ nhà bếp rất có thể sẽ là nhân tố phá hỏng những điều tốt đẹp mà phòng ngủ tạo nên. Vì vậy nhà bếp nên đặt xa phòng ngủ hoặc ít nhất là không đặt đối diện với cửa phòng ngủ.

  • Một số kiêng kỵ khác với vị trí đặt nhà bếp

Ngoài những vị trí cần tránh ở trên, thì gia chủ cần tránh thêm một số điều sau:

Không nên để phía sau nhà bếp là một khoảng trống. Thuyết phong thủy cho rằng, bếp dựa tường sẽ tạo thành thế “tựa”, khi có điểm tựa vững chắc thì tài lộc của gia chủ mới đến và ngày càng nhiều thêm.

Không nên đặt nhà bếp trên rãnh mương hoặc đường nước của căn nhà. Hãy luôn nhớ rằng trong phong thủy bếp và hỏa và nước là thủy, không thể tương dung và đặt cùng một chỗ.

Không nên đặt bếp ở nơi có nhiều gió. Trong phong thủy gọi vị trí tránh gió là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nơi đặt nhà bếp nên là nơi tránh gió để những luồng khí tốt có thể tụ tại. Thông thường nhà bếp đối cửa chính hoặc thông thẳng ra ban công rộng phía sau rất không tốt về mặt phong thủy.

Ánh sáng cho nhà bếp theo phong thủy

Ánh sáng cho phòng bếp có hai loại chính là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Về ánh sáng tự nhiên thường đến từ việc thiết kế, bố trí hướng nhà bếp mà có. Các hướng có nhiều ánh sáng như Đông và Tây. Tuy nhiên hướng Tây thường là hướng không thích hợp nên ánh sáng từ hướng này cũng không hoàn toàn tốt cho phong thủy nhà bếp.

                                              Ánh sáng thiên nhiên đến từ việc thiết kế cửa kính hoặc các cửa sổ lớn
Nhà bếp nên hạn chế việc có quá nhiều cửa sổ, vì vậy ánh sáng từ nhiên từ bên ngoài vào khá hạn chế. Gia chủ có thể thiết kế những “cổng trời” hoặc dùng các thiết bị như tôn sáng, kính,…để lấy thêm ánh sáng.

Có hai điều quan trọng nhất cho một nhà bếp đẹp và tốt đó là không gian và ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên nếu không được hãy lựa chọn các nguồn ánh sáng nhân tạo cho phù hợp và phải lưu ý đến một số vấn đề như:

  • Tránh sử dụng ánh đèn mờ từ các bóng đèn màu.
  • Việc sử dụng các bóng đèn huỳnh quang không tốt bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn hoặc đèn chùm. Ánh sáng từ đèn chùm sẽ sáng và rõ ràng hơn, không bị lóa mắt.
  • Ánh sáng còn có thể phản chiếu từ màu của tường và các loại gạch ốp.
  • Đi kèm với các loại đèn là dụng cụ để điều chỉnh mức độ sáng tối, việc này không những cho căn phòng ánh sáng phù hợp mà còn tiết kiệm tối đa được điện năng sử dụng

Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp được coi là trái tim của căn nhà. Khu vực này được coi là nguồn sống được tiếp sức liên tục từ các luồng khí tốt từ bên ngoài cũng như các luồng khí được lưu giữ trong căn nhà của bạn. Vì vậy nhà bếp cũng có những nguyên tắc, những lưu ý cần và phải tránh để khi vận của bạn được điều hòa một cách tốt nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *